Bệnh viện cơ đốc giáo Phố Lý (gọi tắt là bệnh viện Phố Cơ) trong 50 năm phát triển, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền y tế ở các khu vực vùng sâu vùng xa của Đài Loan. Mặc dù chỉ là bệnh viện quy mô nhỏ, nhưng lại là cơ quan quan trọng được thần giao chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của dân chúng vùng sâu vùng xa của Đài Loan. Chúng tôi luôn giữ một lòng khiêm tốn, kính trọng thượng đế và có thượng đế chứng giám sự phát triển của Phố Cơ, lịch sử hơn 50 năm phát triển của Phố Cơ có thể phân ra 4 thời kỳ:
Thời kỳ phòng khám trung tâm vùng núi cơ đốc giáo (1956-1957)
Sau đại chiến thế giới lần 2, Đài Loan tiêu điều, các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa càng thiếu thốn hơn. Khi đó giáo sĩ người Mỹ Lilian Dickson xuất phát từ việc cảm thương một người mẹ đau khổ tột độ vì phải tự tay mình mai táng 10 đứa con, dựa vào niềm tin mãnh liệt với thượng đế đã thành lập quỹ hạt giống mù tạt. Quỹ kêu gọi quyên góp tiền từ Mỹ để hỗ trợ việc thiếu thốn điều trị y tế cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Năm 1955 thành lập phòng khám trung tâm vùng núi cơ đốc giáo ở địa chỉ số 1030 đường Trung Sơn thị trấn Phố Lý, đây là tiền thân của bệnh viện cơ đốc giáo Phố Lý. Ngày 16 tháng 1 năm 1956 tổ chức tuần lễ tạ ơn khai mạc, mời bác sĩ (mục sư) Tạ Vỹ tại vùng Nam Đầu đảm nhiệm chức vụ viện trưởng kỳ đầu tiên, mở ra cơ sở điều trị vùng núi phía đông Đài Loan. Một trong những người sáng lập – một giáo sĩ người Na Uy cũng là y tá có tên Bjarne Gislefoss nhớ lại nguyên nhân vì sao thành lập phòng khám tại Phố Lý, bởi vị thị trấn Phố Lý nằm ở điểm trung tâm của Đài Loan, đồng thời là nơi giao thoa giao dịch nông sản ngũ cốc của cư dân trong vùng, khu miền núi lân cân có hơn 20 nghìn người dân sinh sống.
Thời kỳ bệnh viện vùng núi Cơ đốc giáo Phố Lý (1958-1983)
Tin về việc “Phòng khám trung tâm vùng núi Cơ đốc giáo” thực hiện khám bệnh miễn phí cho người dân đã được truyền đi rất nhanh qua giáo hội và người dân trong vùng, chẳng mấy chốc đã thu hút những người dân nghèo ở các khu vực trong toàn tỉnh, họ trèo đèo lội suối vượt đường xa đến với Phố Lý khám bệnh, điều này khiến cho một phòng khám vốn chỉ có 6 giường bệnh đến ngày thứ 2 đã có 15 người bệnh đến, trong đó có 10 người mặc bệnh lao phổi. Vì vậy phòng khám đã thuê thêm khu đất cao ở bên cạnh hồ Cá chép, do mọi người trong phòng khám tự xây tự làm nhà để làm phòng bệnh cho bệnh nhân lao phổi. Nhưng những người dân đưa người bệnh đến cũng không thể về ngay trong ngày, lại không có tiền để ở nhà nghỉ đều chen chúc tá túc qua đêm tại đó. Một ngày nọ bác sĩ Tạ đi thăm bệnh nhân và kinh ngạc phát hiện phòng bệnh chen chúc đầy người mà không thấy bệnh nhân đâu. Vì vậy lại thuê thêm khu đất của giáo hội Ái Lan, dùng tre trúc lắp thành 8 gian phòng bệnh để cho mọi người và bệnh nhân ở. Khi đó Quỹ triển vọng thế giới có cung cấp cho bệnh viện một mức kinh phí vừa phải, hỗ trợ trả lương và mua thuốc. Người sáng lập quỹ là hội trưởng Bob Prierce đến Đài Loan thị sát, thấy cảnh này vô cùng ngạc nhiên và vô cùng cảm động tinh thần phục vụ đồng bào của mọi người, ông đã ký luôn một chi phiếu chưa điền số tiền và dặn viện trưởng nhiệm kỳ 2 là Bjarne Gislefoss mua lại khu đất ở địa chỉ Phố Cơ hiện nay và xây lên bệnh viện. Vật liệu xây dựng của bệnh viện này là bê tông cốt thép – đây là lần đầu tiên ở khu vực Phố Lý có một căn nhà sử dụng vật liệu này, ngày 24 tháng 6 năm 1962 bệnh viện tổ chức tuần lễ tạ ơn. Việc xây dựng thành công bệnh viện này đánh dấu mốc phòng khám Phố Cơ trở thành bệnh viện hiện đại hóa, cũng là bệnh viện hiện đại hóa với các thiết bị hiện đại đầu tiên ở huyện Nam Đầu. Giáo sĩ Na Uy Bjarne Gislefoss và bác sĩ Alfhild Jensen Gislefoss tiếp tục ở bệnh viện này phục vụ người bệnh, đồng thời thành lập nhà hỗ trợ trường học và bệnh tê liệt ở trẻ nhỏ, chăm sóc rất nhiều trẻ em và thiếu nữ của cư dân tại địa phương.
Thời ký bệnh viện cơ đốc giáo Phố Lý pháp nhân tài đoàn (1984-1999)
Năm 1984 luật điều trị y tế ra đời, chính phủ yêu cầu bệnh viện giáo hội thành lập pháp nhân tài đoàn. Khi đó chủ tịch – bác sĩ Hoắc Xuân chủ trương xin đăng ký thành lập pháp nhân tài đoàn, giao nhiệm vụ cho phó viện trưởng năm đó là Thành Lượng tích cực thực hiện. Quỹ triển vọng nắm giữ phần lớn đất của Phố Cơ, khái niệm sở hữu rất rõ ràng, hội trưởng Trang Văn Sinh (cũng là thành viên hội đồng Phố Cơ) quyết định chuyển giao đất dưới danh nghĩa Quỹ triển vọng sang tên Phố Cơ, để Phố Cơ lấy danh nghĩa sở hữu bất động sản đất đai này xin đăng ký thành lập pháp nhân. Ngày 23 tháng 5 năm 1985, Cục y tế ra quyết định thành lập pháp nhân tài đoàn cho bệnh viện. Viện trưởng nhiệm kỳ 3 khi đólà bác sĩ Alfhild Jensen Gislefoss, ông Thành Lượng trở thành phó viện trưởng hành chính, bác sĩ Triệu Văn Sùng đảm nhiệm phó viện trưởng phụ trách điều trị y học. Phố Cơ là sự nghiệp của thượng đế, là kết quả của niềm tin, Quỹ triển vọng hỗ trợ Phố Cơ lớn mạnh độc lập đúng là một cơ quan tạo phúc lớn, tạo ra hình mẫu đáng ngưỡng mộ. Phố Cơ lấy mục tiêu phát triển là “nhỏ nhưng chất”, “nhỏ” ở đây là ý “chim sẻ tuy nhỏ nhưng ngũ tạng đầy đủ”; bệnh viện nhất định phải có đầy đủ 5 khoa khác nhau là nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa và cấp cứu đồng thời do các bác sĩ y tá đầy tình thương yêu và sự tận tụy tỉ mỉ phục vụ cho người dân ở khu vực này. “Chất” ở đây là nói đến các dịch vụ đặc biệt và có sự khác biệt với các dịch vụ nói chung của các bệnh viện khác. Vì vậy, khi thành lập khoa phụ sản là do bệnh viện cơ đốc giáo Chương Hóa hỗ trợ cho một vị bác sĩ sản phụ khoa, còn Bệnh viện Phố Cơ có viện trưởng Gislefoss và một bác sĩ người sản phụ khoa người Philipin cùng mở ra khoa phụ sản; khoa nhi cũng có bác sĩ khoa nhi của viện cơ đốc giáo Chương hóa hỗ trợ khám chữa nằm viện, còn những khoa khác đều có các y bác sĩ gia đình người Philipin cùng phối hợp với các bác sĩ lâu năm giàu kinh nghiệm cùng thành lập.
Bệnh viện cơ đốc giao Phố Lý hiện nay (1999 đến nay)
Trận động đất lớn 921 đã khiến cho bệnh viện Phố Cơ chỉ trong một đêm phải phụ trách công việc cấp cứu chăm sóc khẩn cấp cho khu vực bị tai họa; bệnh viện càng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho xã hội trên con đường xây dựng lại bệnh viện. Đối với bệnh viện đang gánh trên mình món nợ khổng lồ mà nói, tình cảnh này đúng là thêm nhiều khó khăn vất vả. Chúa đã bù đắp mọi thiếu sót cho bệnh viện trong đại nạn kinh hoàng này của thế kỷ, giúp cho bệnh viện càng đứng vững, bình an đứng lên từ đống đổ nát. Chúng tôi trong lúc tuyệt vọng đã được Chúa trao cho ân điển để chúng tôi sử dụng, cũng để cho chúng tôi hiểu rằng trong hoạn nạn càng phải giữ vững niềm tin và vui sống. Năm 2003, viện trưởng Hoàng sau khi dẫn dắt bệnh viện Phố Cơ liền 3 nhiệm kỳ tổng cộng 9 năm một cách thành công rực rỡ, ông tiếp tục ở lại bệnh viện phục vụ. Bác sĩ Triệu Văn Sùng từng là viện phó phụ trách y tế điều trị năm 1985, có thời từng là chủ nhiệm khoa thần kinh trẻ em bệnh viện cơ đốc giáo Chương Hóa, ông cũng là thành viên hội đồng quản trị của Phố Cơ, sau cách đó 20 năm lại được mời về đứng trong đội ngũ y bác sĩ của Phố Cơ, tiếp tục lãnh đạo dẫn dắt 480 nhân viên, bảo vệ sức khỏe cho dân chúng ở khu vực Đại Phố Lý xa xôi, trở thành viện trưởng nhiệm kỳ thứ 6 cho đến tận bây giờ. Viện trưởng Triệu dẫn dắt lãnh đạo toàn thể nhân viên Phố Cơ hoàn thành công việc kiến thiết lại bệnh viện sau đại nạn 921, thực hiện tin học hóa trong điều trị của bệnh viện và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của bệnh viện, với sự đánh giá bình chọn của Ủy ban chính sách y tế thuộc Cục Y tế, bệnh viện đã được bình bầu là bệnh viện cấp khu vực duy nhất của huyện Nam Đầu, và từ tháng 4 năm 2011 đến nay giành được giải thường chất lượng quốc gia lần thứ 21.
Nhớ lại lịch sử của bệnh viện cơ đốc giáo Phố Lý, chúng tôi thấy rắng ân điển của Thượng đế chưa lúc nào rời xa bệnh viện này. Suốt chặng đường đầy gian khó vất vả, đầy rẫy những thử thách khó khăn, nhưng từng ngày lại càng tốt đẹp lớn mạnh hơn, quả thực là có bàn tay dìu dắt của Thượng đế vạn năng trong suốt quá trình. Lịch sử của bệnh viện Phố Cơ cho thấy sự tiếp nối thực hiện ý chỉ của thương đế vạn năng muốn giúp nhân loại ra khỏi quyền thế tội ác, nguồn gốc xâu xa chính là sự kết hợp ý chúa Giê-su lúc còn sống đã răn dạy “truyền phúc âm cho toàn thiên hạ”, là một phần thực hiện của chúa cứu vớt nhân loại từ xa xưa. Khu vực này trên bản đồ thế giới rộng lớn còn chưa thể là một chấm nhỏ xíu, nhưng phúc âm đã đến không hề muộn so với Đài Loan hay bất kỳ khu vực nào trên thế giới, vì vậy cảm tạ Chúa đã không hề coi nhẹ nơi này.